AHA LÀ GÌ? AHA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM

Chi tiết - AHA LÀ GÌ? AHA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM

AHA LÀ GÌ? AHA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
AHA LÀ GÌ? AHA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
AHA LÀ GÌ? AHA SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
28.04.2023

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển ; GIAO TRADING CO.,LTD

Alpha hydroxy acid (AHA) là một nhóm các acid hữu cơ đã có từ rất lâu, được sử dụng trong ngành làm đẹp và gần đây còn được sử dụng như các chất lột da hóa học cho các tình trạng da khác nhau. AHA có nhiều trong các loại hoa quả. Vì có nguồn gốc thực vật nên AHA còn có tên gọi là acid hoa quả hay acid tự nhiên.  AHA gồm có: glycolic acid (có trong mía đường), lactic acid (có trong sữa chua), mandelic acid (có trong hạnh nhân), tartaric acid (có trong nho), citric acid (có trong cam chanh),… Bài viết này sẽ cùng thảo luận về AHA là gì? AHA sử dụng trong mỹ phẩm như thế nào?

1. AHA là gì?

AHA là một nhóm các acid hữu cơ, có cấu trúc chung là nhóm -OH nằm ở vị trí Cα. Vì cấu trúc đặc biệt này, các AHA thường tan tốt trong nước; do đó, khó thấm vào nang lông hoặc trong trường hợp da dầu.

AHA là gì?

2. Tác dụng của AHA

AHA sử dụng trong mỹ phẩm là một thành phần hóa học sử dụng trong tẩy tế bào chết hoặc peel da tùy thuộc vào nồng độ sử dụng. Các tế bào da cần phân tử calci để kết dính với nhau, AHA tạo phức với calci, vì vậy làm giảm lượng calci ở tế bào thượng bì làm các tế bào này không kết dính với nhau được và bong ra.

Tác dụng của AHA

AHA còn là một chất dưỡng ẩm do nó có khả năng hút nước. Khi dùng ở nồng độ thấp nó có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết nhẹ, giúp làm da sáng, mềm hơn, giảm nếp nhăn. AHA có tác dụng dưỡng ẩm kéo dài (vài ngày sau bôi), khác với các chất dưỡng ẩm thông thường chỉ kéo dài vài giờ. Ở nồng độ cao hơn AHA có tác dụng tẩy tế bào chết và lột da.

Tác dụng của AHA

Các tác dụng khác của AHA sử dụng trong mỹ phẩm, điển hình nhất là Glycolic acid: làm tăng tổng hợp collagen, giảm giáng hóa phân tử này. Glycolic acid làm tăng chu trình tế bào thượng bì, gây tăng đổi mới tế bào, tác dụng làm sáng da do ức chế men tyrosinase. Vì các điều trên Glycolic acid có tác dụng tốt trong lão hóa da, rám má, tăng sắc tố sau viêm,… khác với BHA tác dụng chủ yếu lên trứng cá.

3. Các chỉ định sử dụng AHA

Có thể dùng được cho các rối loạn liên quan đến lớp tế bào sừng

3.1. Mụn trứng cá – Tăng sừng, tăng tiết bã nhờn

Sinh lý bệnh của mụn dựa trên tác động qua lại của sự tăng sừng hóa, tăng sinh bã nhờn, hoạt động của vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. acnes) tại tuyến bã và phản ứng viêm.

Sự tăng tiết bã nhờn ở cả nam và nữ đều có xu hướng gia tăng từ 16 đến 20 tuổi. Testosteron và dihydrotestosteron là 2 androgen kích thích sản sinh bã nhờn mạnh nhất.

Các loại mụn thường hay gặp: 
Mụn không viêm: mụn đầu trắng (nhân mụn đóng kín), mụn đầu đen (nhân mụn hở)

Các chỉ định sử dụng AHA
Các chỉ định sử dụng AHA

Mụn viêm

Các chỉ định sử dụng AHA

3.2. Tẩy tế bào chết lớp thượng bì hoặc peel da với AHA tránh bít tắc lỗ chân lông, giảm tình trạng dày sừng và tăng tiết bã nhờn trên da.

3.3. Tăng sắc tố sau viêm do mụn – Post-inflammatory hyperpigmentation – PIH

Tình trạng hiện diện những đốm hoặc mảng sắc tố sẫm màu tại vị trí các vùng da đã trải qua quá trình viêm do mụn
Nguyên nhân:
Các chất trung gian hóa học gây viêm hoặc các cytokine/chemokine được chứng minh có thể gây tăng sản xuất melanin và/hoặc sự phân bố bất thường của loại sắc tố này thông qua các tế bào sắc tố ở biểu bì phát sinh nhiều đuôi gai hơn đi kèm với sự gia tăng lượng tyrosinase.

Các chỉ định sử dụng AHA

PIH xảy ra chủ yếu ở thượng bì.

Khi PIH xuất hiện trong trung bì, đó là do tổn thương/viêm đối với các tế bào sừng ở lớp đáy, dẫn đến giải phóng một lượng lớn melanin và sau đó lượng melanin này bị tiêu thụ bởi các đại thực bào, tạo ra sự đổi màu da xám xanh

Các chỉ định sử dụng AHA

Kết hợp quy trình thay da Glycolic Acid với các sản phẩm bôi làm sáng da có sự cải thiện nhanh và mạnh hơn so với các bệnh nhân chỉ điều hoạt chất dùng ngoài đơn độc trong khi tác dụng phụ vẫn duy trì ở mức tối thiểu

3.4. Sẹo mụn nông

Sẹo mụn hình thành là hệ quả tất yếu của cơ chế tự làm lành vết thương trên vùng da tổn thương do mụn, trong đó cấu trúc da bình thượng thay thể bởi mô xơ, mô sẹo

Các chỉ định sử dụng AHA

Trường hợp thành da điều trị sẹo chỉ đề cập sẹo lõm, sẹo lồi chỉ có thể tiêm corticoid, phẫu thuật, laser,..

Có thể sử dụng AHAs để điều trị sẹo mụn do có vai trò làm mỏng lớp sừng thúc đẩy quá trình thay mới lớp thượng bì và phân tán melanin, đồng thời làm tăng Hyaluronic Acid, kích thích tổng hợp collagen thông qua tăng tiết IL-6

3.5. Nếp nhăn, lão hóa da

3.5.1. Nguyên nhân hình thành

Chèn ép da thường xuyên khi ngủ, mất khối lượng cơ thể (ảnh hưởng lượng collagen phân bố trên mặt) hoặc nhăn da tạm thời do ngâm nước quá lâu. Nhăn da cũng có thể thúc đẩy do thói quen biểu cảm trên cơ mặt, lão hóa, tuổi tác (sau 25 tuổi giảm tổng hợp collagen), ánh nắng mặt trời (phá hủy cấu trúc collagen-elastin, tăng hoạt động chất oxy hóa trên da, mất nước), hút thuốc lá, không đủ độ ẩm và các yếu tố khác.

3.5.2. Cơ chế hình thành nếp nhăn

Nghiên cứu đã cho thấy trong quá trình lão hóa đã có những sự thay đổi lớn, lớp biểu bì trở nên mỏng hơn, đặc biệt là ở những vùng sâu của nếp nhăn, lớp trung bì và hạ bì cũng mất đi độ săn chắc, đàn hồi hơn do giảm số lượng collagen và 1 số glycosaminoglycan (GAG) nhất định và các mô mỡ dưới da

Các chỉ định sử dụng AHA

3.5.3. Nếp nhăn có thể phân thành 2 loại

Nếp nhăn nông: kết quả cuối cùng của sự tái cấu trúc lớp biểu bì có nguyên nhân từ sự mất nước

Nếp nhăn sâu: chủ yếu hình thành bởi sự biến dạng của lớp trung bì gây ra bởi sự giảm các sợi collagen và elastin

Sử dụng AHAs trong peel da giúp loại bỏ lớp da ở mức độ khác nhau tùy vào loại acid và nồng độ giúp da tái tạo trẻ hóa và phụ hồi lại trạng thái đầy dặn. Đặc biệt, sử dụng Glycolic Acid peel giúp tăng tổng hợp collagen, giảm giáng hóa phân tử, làm tăng hyaluronic acid (HA) thông qua tăng tiết IL-6

Về sản phẩm của chúng tôi

BIOMATRIX PROBIO PEEL là sản phẩm peel chuyên nghiệp dựa trên Propylene Glycol. Trong thành phần chứa Lactic Acid 25% là một AHA giúp bong tróc tế bào sừng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da dịu nhẹ, đồng thời cấp ẩm cho da giúp da nhanh phục hồi sau peel. Sản phẩm không gây bong tróc trên da, cùng với các thành phần khác như Bacterial lysates, Gluconolactone 10% và Lactobionic Acid 5% – sẽ tạo ra hiệu ứng nhanh và sáng da.

Ưu điểm sản phẩm

  • Cung cấp dưỡng ẩm sâu;
  • Có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống viêm;
  • Hiệu quả nâng cơ tức thì, làm dịu da hoàn hảo và thu nhỏ lỗ chân lông;
  • Giúp da rạng rỡ tức thì
  • Thủ tục không xâm lấn;
  • Dịu nhẹ, không gây cảm giác đau rát.

Chỉ định

  • Các dấu hiệu lão hóa do tác động của ánh nắng mặt trời và tia cực tím và thời gian
  • Tăng sừng hóa;
  • Da khô, nhạy cảm, thiếu nước;
  • Da kém đàn hồi;
  • Da xỉn màu, mất sắc tố;
  • Da nhờn, lỗ chân lông to;
  • Da có các tổn thương do mụn trứng cá;
  • Làn da lão hoá sớm do hút thuốc

Trãi nghiệm sản phẩm tại: biotime.vn

Tài liệu tham khảo:

[1] Tosti, A., Grimes, P. E., & De Padova, M. P. (Eds.). (2006). Color atlas of chemical peels (pp. 23-27). Heidelberg, Germany: Springer.

[2] Sarkar, R., & Das, A. (2019). Postinflammatory hyperpigmentation: what we should know. Pigment International, 6(2), 57.

[3] Burns, R. L., PREVOST‐BLANK, P. L., Lawry, M. A., Lawry, T. B., Faria, D. T., & FTVENSON, D. P. (1997). Glycolic acid peels for postinflammatory hyperpigmentation in black patients: a comparative study. Dermatologic Surgery23(3), 171-175.

[4] Garg, S., Dahiya, N., & Gupta, S. (2014). Surgical scar revision: an overview. Journal of cutaneous and aesthetic surgery7(1), 3.

[5] E. F. Bernstein, J. Lee, D. B. Brown, R. Yu, and E. Van Scott, “Glycolic acid treatment increases type I collagen mRNA and hyaluronic acid content of human skin,” Dermatologic Surgery, vol. 27, no. 5, pp. 429–433, 2001.

[6] Contet‐Audonneau, J. L., Jeanmaire, C., & Pauly, G. (1999). A histological study of human wrinkle structures: comparison between sun‐exposed areas of the face, with or without wrinkles, and sun‐protected areas. British Journal of Dermatology140(6), 1038-1047.