Chất hoạt động bề mặt và ứng dụng trong mỹ phẩm (Phần 1)

Chi tiết - Chất hoạt động bề mặt và ứng dụng trong mỹ phẩm (Phần 1)

Chất hoạt động bề mặt và ứng dụng trong mỹ phẩm (Phần 1)
Chất hoạt động bề mặt và ứng dụng trong mỹ phẩm (Phần 1)
Chất hoạt động bề mặt và ứng dụng trong mỹ phẩm (Phần 1)
08.09.2023

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD

Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) là thành phần thường thấy trong mỹ phẩm. Để lựa chọn một sản phẩm có chất HĐBM phù hợp cũng rất khó khăn. Bài viết này mục đích để cho mọi người cái nhìn tổng quan về thành phần này và ứng dụng trong mỹ phẩm nhé!

1. Chất hoạt động bề mặt là gì?

Chất hoạt động bề mặt (tiếng anh surfactants), là chất thấm ướt làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng, cho phép hai chất lỏng dễ lan rộng và phân tán vào nhau.

Các thuật ngữ chất hoạt động bề mặt được đặt ra bởi Antara Products vào năm 1950. Chất HĐBM thường là các hợp chất lưỡng tính, vì chứa cả hai nhóm kỵ nước (“đuôi”) và nhóm ưa nước (“đầu”). Do đó, dễ dàng hòa tan trong cả dung môi không phân cực (dung môi hữu cơ) và phân cực (nước).

chất hoạt động bề mặt

 2. Cấu trúc chất hoạt động bề mặt

Cấu trúc chính xác của chất hoạt động bề mặt phụ thuộc vào các thành phần trong hỗn hợp và nồng độ của chất HĐBM.

Cấu trúc đơn giản nhất được gọi là micelle, về cơ bản là một quả cầu có kích thước siêu nhỏ trong đó các đầu không phân cực quay vào trong và đầu phân cực hướng ra ngoài. Dưới đây là một ví dụ về hình dạng của micelle

chất hoạt động bề mặt - micelle

Vì micelle có phần ưa dầu ở giữa và phần ưa nước ở trên bề mặt nên có thể đưa các loại dầu khác vào bên trong cấu trúc của micelle. Chất HĐBM làm cho công thức mỹ phẩm không bị giới hạn chỉ gồm duy nhất các hỗn hợp phân cực hoặc hỗn hợp không phân cực.

Trong mỹ phẩm, chất HĐBM còn gọi là chất nhũ hóa giúp tạo các sản phẩm thể chất cream hay nhũ tương,….

Tuỳ theo đặc tính của hệ W/O, O/W hay O/W/O,… mà hạt micelle có sự sắp xếp khác nhau. Khi nồng độ của chất HĐBM trong dung dịch cao hơn nồng độ tới hạn tạo hạt micelle (CMC), thì các micelle và chất HĐBM đơn phân tử (dạng monome) cùng tồn tại trong dung dịch nước, trong dung dịch này các hạt micelle giữ trạng thái cân bằng động khi liên kết tạo thành khối micelle và phân ly trở lại thành surfactant.

3. Ứng dụng trong mỹ phẩm

Chất hoạt động bề mặt rất hữu ích cho ứng dụng sau.

1. Làm sạch

2. Nhũ hóa

3. Hòa tan

4. Điều hòa

5. Ứng dụng đặc biệt khác

Chất hoạt động bề mặt làm sạch

Micelle có thể giúp dầu lơ lửng trong nước. Khi một lượng nhỏ nguyên liệu dầu được đưa vào dung dịch nước có chất hoạt động bề mặt, phần dầu sẽ di chuyển vào trung tâm micelle. Vì vậy, khi bạn cho một dung dịch chất HĐBM lên tóc hoặc da, dầu ở đó sẽ bị hút ra khỏi bề mặt và đi vào các micelle. Do đó các chất HĐBM sẽ thường sử dụng trong các sản phẩm làm sạch, như: sữa rửa mặt, tẩy trang, xà phòng, toner,…

Tạo bọt

Bọt là một đặc tính khác của dung dịch chất hoạt động bề mặt, vì vậy bạn sẽ cần chất HĐBM nếu muốn sản phẩm để tạo bọt.

Bọt thực chất là sự bẫy của không khí trong chất lỏng và sự liên kết của các phân tử chất HĐBM giúp giữ bọt ổn định.

Chất nhũ hóa

Nhiều sản phẩm mỹ phẩm cho da và tóc thường thêm nguyên liệu dầu. Những thành phần này thường không thể được áp dụng trực tiếp. Do đó, các nhà bào chế mỹ phẩm thường tạo nhũ tương bằng cách sử dụng chất hoạt động bề mặt. Các sản phẩm như kem và lotion thường là nhũ tương. Khi sản phẩm được thoa lên da hoặc tóc, các micelle của chất HĐBM sẽ vỡ ra và cung cấp dầu, tạo độ ẩm cho da và tóc.

Tăng khả năng hòa tan

Vấn đề với hầu hết các loại nhũ tương là thường tạo ra các sản phẩm mờ đục. Tuy nhiên, một số sản phẩm muốn không đục nhưng vẫn muốn pha trộn một loại dầu trong một loại mỹ phẩm, ví dụ nước hoa. Do đó, có những chất HĐBM có khả năng sử dụng để pha trộn các nguyên liệu dầu như nước hoa hoặc dầu tự nhiên thành dung dịch trong suốt. Một ví dụ là chất HĐBM như Polysorbate 20.

Điều hòa

Vì các chất HĐBM thường chứa một phần “dầu” trên phân tử nên có khả năng điều hòa các đặc tính, có thể cải thiện cảm giác và vẻ ngoài của bề mặt da và tóc.

Các ứng dụng đặc biệt khác

Ngoài bốn tính chất đã thảo luận, chất hoạt động bề mặt còn có một số tác dụng đặc biệt khác hữu ích như: Một số chất HĐBM có tác dụng chống vi khuẩn nên có thể được sử dụng làm chất bảo quản. Một số chất HĐBM có thể được sử dụng để tạo ra hiệu ứng “lấp lánh” trong mỹ phẩm nhằm tăng thẩm mỹ. Ngoài ra còn có thể sử dụng để làm dày đặc cấu trúc, giảm kích ứng và cải thiện công thức ổn định.

Gợi ý nhỏ cho bạn một sản phẩm rửa mặt hãng BiOtime “BIOMATRIX MULTI PEPTIDE CLEANSING FOAM” 

BIOTIME MULTIPEPTIDE CLEANSING FOAM

ƯU ĐIỂM

Sản phẩm là sự kết hợp của 3 thành phần: Hỗn hợp các peptides, phức hợp chất hoạt động bề mặt siêu mềm cùng các chiết xuất thực vật giúp làm sạch sâu và cấp ẩm cho làn da

Làm sạch dịu nhẹ và giảm tình trạng kích ứng trên da

Tăng khả năng cấp ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da

Có thể sử dụng hằng ngày với mọi loại da, thậm chí cả da nhạy cảm và da lão hóa

Có thể sử dụng cho các vùng quanh mắt

Kết hợp chung với các sản phẩm Multi-peptides khác để tăng hiệu quả sử dụng

Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo

Knowlton, J. L., & Pearce, S. E. (2013). Handbook of cosmetic science & technology. Elsevier.