Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD
Thương tổn da khi ngừng corticoid tại chỗ (Topical corticosteroid withdrawal): Là một phản ứng dội ngược hiếm gặp ở những bệnh nhân lạm dụng steroid tại chỗ xảy ra sau khi ngừng thuốc.
Điều này thường xảy ra do sử dụng corticosteroid tại chỗ có cường độ từ trung bình đến cao trong thời gian dài. Hội chứng này có thể biểu hiện bằng cảm giác nóng rát, ngứa, đỏ, đóng vảy, sưng tấy, nổi mụn viêm hoặc mụn mủ. Bạn sẽ hay nghe tới một cụm từ quen thuộc hơn “Da bị nhiễm corticoid”. Vậy thế nào là da bị nhiễm corticoid, cách nhận biết và chăm sóc như nào?
1. Thế nào là da bị nhiễm corticoid?
Da nhiễm Corticoid là bệnh trạng da liễu xảy ra khi da bị tổn thương, bị mài mòn, viêm nhiễm mãn tính bởi Corticoid trong những trường hợp không có chỉ định dùng, trong một thời gian dài hơn mức cho phép, hay do việc sử dụng một cách vô tội vạ các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ xuất xứ và không rõ các thành phần chứa trong đó.
2. Corticoid là gì?
Corticoid (hay còn gọi là Corticosteroid) là một nhóm thuốc nhân tạo hoặc tổng hợp được sử dụng trong hầu hết các chuyên khoa y tế. Corticoid giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể bằng cách giảm tổng hợp các chất gây viêm. Ở liều cao hơn, corticosteroid còn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.
Corticosteroid giống với cortisol, một loại hormone được tổng hợp ra ở tuyến thượng thận. Cortisol đóng vai trò chính trong một loạt các quá trình sinh học, bao gồm trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và quá trình “stress”.
Vì corticosteroid làm giảm sưng và kích ứng nên các bác sĩ thường kê đơn thuốc này để điều trị các tình trạng như hen suyễn, nổi mề đay hoặc lupus. Corticosteroid có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng nhưng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài.
3. Dấu hiệu nhận biết da bị nhiễm corticoid
Khi sử dụng một sản phẩm bôi có chứa corticosteroids hay các sản phẩm “no brands”, ban đầu các triệu chứng da như nổi ban đỏ, ngứa, mụn trứng cá… sẽ giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng kem một thời gian hoặc sau khi ngừng bôi kem, tình trạng viêm da trước đó sẽ trầm trọng hơn, vùng da bôi kem và thậm chí cả vùng da xung quanh có thể co lại, mỏng hơn, thô ráp hơn và nổi mẩn đỏ, bong tróc, tấy đỏ, ngứa, khó chịu, nóng rát hoặc châm chích, nóng rát hoặc thậm chí đau.
Da nhiễm corticoid sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước đây, đôi khi sưng nề, chảy dịch, nước, bùng phát mụn dữ dội, nhiễm trùng da,… và có thể gặp các biến chứng toàn thân ở các cơ quan khác. Đôi khi gây nên một bệnh cảnh gọi là “chứng sợ corticosteroids” hay “hội chứng cai/phụ thuộc corticosteroids”.
4. Biến chứng da bị nhiễm corticoid
Teo da và rạn da
Có thể xảy ra khi bạn sử dụng các chất kem chứa corticoid liên tục hằng ngày trong từ 2 đến 3 tuần trở lên. Các vùng da ở vùng nếp như nách, bẹn, và các vùng da mỏng thuốc sẽ xuyên thấu và thấm nhập như quanh mí mặt, vùng mặt, da vùng bộ phận sinh dục rất dễ bị teo da, giảm độ dày của da, nhưng vẫn có thể hồi phục trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu ngừng thoa corticoid kịp thời ngay khi có dấu hiệu bắt đầu thấy da thay đổi.
Trong đó tình trạng teo da là thường gặp nhất, xảy ra do mọi loại corticoid thoa tại chỗ.
Soi da vi thể cho thấy có sự thay đổi ở lớp biểu bì sau 3-14 ngày điều trị. Ban đầu lớp biểu bì trở nên mỏng do giảm số lượng tế bào biểu bì, kích thước tế bào, phản ánh giảm hoạt động trao đổi chất.
Sau đó nếu vẫn tiếp xúc kéo dài có sự giảm các lớp tế bào, nghĩa là, lớp sừng và lớp hạt biến mất. Tăng tổng hợp lipid lớp sừng và keratohyalin hạt và sự hình thành corneodesmosomes (cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc của lớp sừng) bị ức chế.
Steroid tại chỗ gây ra sự tái hấp thu mucopolysacarid chất nền trong lớp hạ bì. Sử dụng nhiều lần trong cùng một vị trí sẽ gây mỏng biểu bì và thay đổi mô liên kết của lớp hạ bì dẫn đến làn da lỏng lẻo, trong suốt, nhăn nheo cùng với các vết rạn, dễ gãy, giảm sắc tố và nổi bật của các tĩnh mạch bên dưới. Mất đi sự hỗ trợ của mô liên kết mạch máu ở da gây ra ban đỏ, giãn mao mạch và ban xuất huyết.
Teo da là do giảm sự phát triển của nguyên bào sợi và giảm tổng hợp collagen, acid mucopolysaccharid và kích thích các tế bào nội mô vi mạch da.
Giãn mạch máu ở da
Corticosteroids làm mỏng lớp trung bì, và làm mất mô liên kết nâng đỡ trong da, khiến cho làn da chảy xệ, trong suốt, hình thành các nếp nhăn, gây ra rạn da và ảnh hưởng đến mạch máu trên da gây ra các tình trạng ban đỏ, giãn mạch máu, xuất huyết (vết bầm tím) trên da.
Gây nhạy cảm da hay viêm da tiếp xúc dị ứng
Được biết, mặc dù corticosteroid bôi tại chỗ là một trong những phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm da tiếp xúc trong hầu hết các trường hợp nhưng không phải tất cả các chế phẩm corticosteroid bôi tại chỗ đều an toàn cho da. Nhiều sản phẩm bôi ngoài da có chứa corticosteroid đã được ghi nhận là gây kích ứng da, thường là do các hoạt chất khác hoặc tá dược và chất bảo quản trong sản phẩm. Tuy nhiên, da người vẫn nhạy cảm và bản thân steroid có thể gây ra phản ứng dị ứng, mặc dù trường hợp này hiếm gặp.
Khi bạn bị viêm da tiếp xúc hoặc tình trạng viêm da đỏ mãn tính, bác sĩ sẽ kê đơn một tuýp kem corticosteroid tại chỗ, nhưng tình trạng này đột nhiên trở nên không kiểm soát được và trở nên tồi tệ hơn khi điều trị. Bạn nên nghi ngờ rằng da của bạn đã bị viêm da dị ứng tiếp xúc nặng hơn do hoạt chất corticoid hoặc ở mức độ thấp hơn là các thành phần khác trong sản phẩm này.
Nhiễm nấm da
Nhiễm trùng da niêm mạc (nấm da, nấm móng do loài Trichophyton và Candida) hay gặp khi điều trị với corticoid, thường xảy ra sớm. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 16% đến 43%.
Vì khi sử dụng corticoid ngăn chặn phản ứng miễn dịch tự nhiên ở da, do đó dễ bị nhiễm nấm da.
Khi bạn bị nhiễm một số loại nấm sống trên da, sẽ gây cho bạn các triệu chứng thường gặp nhất là nổi ban đỏ, da tróc vảy trắng, kèm ngứa, đặc biệt khi tiếp xúc với nước hay ra nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, corticoid còn tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacteria Acnes phát triển và Demodex folliculorum dẫn đến tình trạng giống mụn trứng cá đỏ.
Phát ban mụn trứng cá do corticoid
Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng corticosteroid tại chỗ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở mặt hoặc các vùng trên cơ thể (như ngực, bụng và lưng trên), có thể gây phát ban.
Steroid tại chỗ gây ra sự hình thành mụn trứng cá bằng cách tăng nồng độ axit béo tự do, lipid bề mặt da và tăng số lượng vi khuẩn trong ống tuyến bã nhờn. Axit béo tự do, được hình thành trong ống dẫn tuyến bã nhờn bằng cách phân hủy chất béo trung tính, có thể góp phần gây ra mụn trứng cá.
Sử dụng corticosteroid tại chỗ lâu dài trên mặt cũng có thể dẫn đến da khô, bong tróc, đóng vảy với một số mụn mủ rải rác và viêm nang lông quanh miệng (gọi là viêm da quanh miệng). Viêm da quanh miệng thường thấy ở phụ nữ, đôi khi vẫn xuất hiện trong một số trường hợp ở nam giới và trẻ em. Trong nhiều trường hợp, khi bôi corticosteroid lên mặt trong thời gian dài có thể gây phát ban đỏ, ngứa và rát giống như bệnh lý da liễu thực sự.
Việc điều trị còn nhiều hạn chế như bệnh rosacea thường gặp ở phụ nữ trung niên và kèm theo các tổn thương da như mụn mủ, u nang, giãn mạch máu trên da, thường xuyên đỏ bừng mặt (trên mặt).
Rậm lông
Rậm lông cục bộ thường do sử dụng corticosteroid toàn thân nhưng khá hiếm và đôi khi kéo dài nhiều tháng sau khi ngừng sử dụng steroid.
Tăng/giảm sắc tố
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn nhận thấy corticoid còn có thể làm giảm sắc tố.
Tình trạng giảm sắc tố sau khi bôi tại chỗ là khá phổ biến, nhưng không thường xuyên được chú ý ở những người có làn da rất sáng.
Một số người có da thuộc loại IV đến VI bị ảnh hưởng đặc biệt.
Cơ chế giảm sắc tố thì chưa rõ ràng. Theo nghiên cứu của Venkatesan và Fangman đã chứng minh rằng tế bào hắc tố còn nguyên vẹn trong tình trạng giảm sắc tố do steroid gây ra, điều này chỉ ra rằng corticoid có thể làm suy giảm chức năng của tế bào hắc tố. Các vùng giảm sắc tố loang lổ có thể hồi phục được sau khi ngừng sử dụng steroid.
Tăng sắc tố sau tiêm steroid vào vết thương cũng đã được ghi nhận rõ ràng.
Xuất huyết, sẹo, loét
Tình trạng này hiếm gặp, vì hiện tượng teo lớp trung bì và làm mất chất nền sẽ gây mất ổn định cấu trúc mạch máu, làm các mạch máu nông trên da dễ vỡ có hiện tượng mạch máu thoát ra lòng mạch, có thể làm mất sắc tố, sẹo ở tay chân, thậm chí gây loét.
5. Chăm sóc da bị nhiễm corticoid
Da bị nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi da chứa corticoid trong thời gian dài. Viêm da do corticoid có biểu hiện gồm: đỏ da, bong tróc, nổi mụn, teo da, nhiễm trùng… làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Để chăm sóc da nhiễm corticoid, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Dưỡng da
Nếu da bạn đang khô, bong tróc thì việc sử dụng dưỡng ẩm da là cần thiết. Thoa từ 2 – 3 lần / ngày, với các thành phần chuyên biệt cho da nhạy cảm, không hương liệu, không chất tạo mùi. Tùy vào vùng da cần thoa như mặt, da thân mình hay tay chân mà lựa chọn chế phẩm cho phù hợp.
Sử dụng thuốc
Đôi khi để giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu, các bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc uống như kháng histamin hoặc kháng sinh để phòng ngừa hay kết hợp với điều trị tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn. Trong trường hợp có nhiễm nấm, bạn có thể dùng phác đồ điều trị nấm hoặc nhiễm ký sinh trùng (thường gặp nhất là nhiễm Demodex) thì điều trị phác đồ tương ứng
Liệu pháp chăm sóc da
Các bác sĩ da liễu cũng có thể sử dụng các phương pháp hiện đại tại phòng khám/bệnh viện chuyên sâu như là liệu pháp tiêm vi điểm hoặc cho thoa các chế phẩm tế bào gốc, vitamin có tính chống oxy hóa và dưỡng ẩm da. Những liệu pháp này giúp làn da phục hồi nhanh chóng hơn và “khỏe hơn”. Tùy từng tác dụng phụ như teo da, rạn da, nổi mạch máu… mà có các liệu trình điều trị khác nhau
Chiến lược giảm liều dùng
Với những người mắc hội chứng lệ thuộc corticoid, không thể dừng đột ngột việc bôi corticoid được. Do đó, các bác sĩ thường áp dụng chiến lược giảm dần liều lượng, độ mạnh, diện tích vùng da cần bôi và/hoặc tần suất bôi. Ví dụ: từ việc bôi hằng ngày giảm còn cách ngày hoặc thoa vào ngày trong tuần và chừa ngày cuối tuần. Ngoài ra, giảm từ một loại corticoid mạnh thành một loại ít mạnh hơn
Thận trọng với những đối tượng đặc biệt
Tất nhiên phải hết sức thận trọng trên các đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương như trẻ em, người già, phụ nữ có thai và cho con bú, các vùng da dễ gặp tác dụng phụ nhất như là da mặt, vùng gấp, vùng quanh mắt, da cơ quan sinh dục,…
Qua bài viết này hy vọng sẽ giúp ích cho bạn hiểu được về da nhiễm corticoid và tìm được cách chăm sóc tốt cho làn da.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một loại kem dưỡng phục hồi, bạn có thể tham khảo sản phầm kem dưỡng đến BiOtime Nga
BIOMATRIX LAMELLAR CREAM LIPID REPAIR
Thành phần nổi bật
MEN THUỶ PHÂN RELIPIDIUM
- Duy trì sự cân bằng hợp lý trong hệ vi sinh vật của da và duy trì quá trình sản xuất các lipid quan trọng của da
- Tăng sản xuất lipid trung bình là 31% (ceramides + 93%), giúp củng cố và duy trì tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.
- Relipidium™ cũng được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện tỷ lệ vi khuẩn cộng sinh (tốt) so với vi khuẩn gây bệnh (xấu) để điều chỉnh sự cân bằng của da, phục hồi chức năng rào cản, tăng cường hydrat hóa và giảm mất nước.
Công dụng
- Bổ sung lipid cho da, giúp củng cố hàng rào lipid của biểu bì.
- Tăng cường khả năng chống oxy hoá của da.
- Ngăn ngừa quá trình quang hóa sớm.
- Cung cấp độ ẩm, độ mịn và độ đàn hồi cho da
Chỉ định
- Được đề xuất như một phương tiện phục hồi da
- Với bệnh rosacea (trứng cá đỏ), tăng sắc tố, khô, nếp nhăn, mụn và tình trạng sau mụn.
Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD
Tài liệu tham khảo
Coondoo, A., Phiske, M., Verma, S., & Lahiri, K. (2014). Side-effects of topical steroids: A long overdue revisit. Indian dermatology online journal, 5(4), 416.
https://youmed.vn/tin-tuc/da-nhiem-corticoid-nguy-hiem-khon-luong/#Da_nhiem_corticoid_la_gi (Ngày tham khảo 20/9/2023 – BS da liễu Hoàng Trung Hiếu)
https://www.healthline.com/health/corticosteroids-what-are-they#common-brands