ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1)

Chi tiết - ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1)

ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1)
ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1)
ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1)
16.08.2023

Tác giả: Emmy M. Graber và Diane Thiboutot

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD

Nghiên cứu Tiếng anh

Mặc dù mụn trứng cá là một trong những tình trạng phổ biến nhất trong da liễu. Tuy nhiên, hầu hết những người bị mụn trứng cá đầu tiên sẽ cố gắng tự điều trị trước khi tìm kiếm sự trợ giúp của một chuyên gia y tế. Do đó, thị trường trị mụn không kê đơn là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành da liễu.

FDA – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xác định các sản phẩm OTC phù hợp điều trị mụn trứng cá gồm: acid salicylic, lưu huỳnh, lưu huỳnh kết hợp với resorcinol và benzoyl peroxide.

Ngoài ra còn có một số sản phẩm trị mụn khác chứa tinh dầu tràm trà, hoa cúc, các loại vitamin dạng uống, chẳng hạn như vitamin A, kẽm hoặc nicotinamide.

Bài viết này, tổng hợp các sản phẩm OTC – CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG KÊ ĐƠN (OVER THE COUNTER – OTC) VỀ MỤN TRỨNG CÁ (Phần 1) được bán trên thị trường.

1. Sản phẩm chứa xà phòng và không chứa xà phòng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mụn trứng cá cho rằng lý do họ bị mụn trứng cá vì họ rửa mặt không sạch. Do đó, họ thường sẽ thay đổi thói quen và tần suất rửa mặt. Thường thay vì sẽ rửa mặt 2 lần/ngày, họ sẽ rửa từ 3-4 lần/ngày. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, tần suất rửa mặt sẽ không quan trọng bằng việc lựa chọn loại sữa rửa mặt với chất tẩy rửa phù hợp.

Có vô số chất tẩy rửa tồn tại và có thể được phân loại thành chứa xà phòng hoặc không chứa xà phòng.

+ Xà phòng được tạo thành nhờ phản ứng xà phòng hóa giữa kiềm và các acid béo. Vì có chứa kiềm (NaOH, KOH) ở nồng độ cao để thực hiện xà phòng hóa mà các loại xà phòng có độ pH khá cao (pH > 7, cụ thể: 8-11). Dù thông thường các sản phẩm này bổ sung thêm các chất giữ ẩm như Glycerin, HA, acid béo,…nhưng đôi khi vì độ pH này cao hơn độ pH của da, làm rối loạn các lipid nội bào giữ lớp sừng, dễ gây kích ứng.

+ Các sản phẩm không chứa xà phòng hay còn gọi là syndets. Được cấu thành bởi các surfactant (chất hoạt động bề mặt như disodium laureth sulfosuccinate, SLS, coco-betaine,…). Không chứa xà phòng vì không được tạo thành bởi phản ứng xà phòng hóa, và thường có pH < 6, phù hợp với pH của da, làm sạch da tốt mà không làm mất độ ẩm tối thiểu bảo vệ da, phù hợp với bệnh nhân bị mụn trứng cá.

2. Benzoyl peroxide (BPO) – trị mụn

Benzoyl peroxide thường tìm thấy trong thuốc trị mụn OTC.

Benzoyl peroxide thường tìm thấy trong thuốc trị mụn OTC.

BPO có đặc tính kháng khuẩn chống lại Propionibacterium acnes và tụ cầu vàng. Tuy nhiên, không giống như kháng sinh, benzoyl peroxide sẽ không gây ra sự kháng thuốc của vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh tại chỗ có thêm benzoyl peroxide sẽ làm tăng tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh.

Benzoyl peroxide cũng hoạt động như một tác nhân chống viêm nhiễm bằng cách giảm hoạt động các gốc oxy tự do.

Benzoyl peroxide 5% được sử dụng hai lần mỗi ngày có hiệu quả tương tự với 100 mg minocycline một lần mỗi ngày.

BPO trong các sản phẩm không kê đơn thường ở nồng độ 2.5-10%, thường sẽ ở trong các sản phẩm sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm dạng khác như: kem, gel, lotion,… Công thức dạng gel có thể ổn định và giải phóng BPO tốt hơn so với dạng kem hay lotion.

Nếu tăng nồng độ của BPO lên càng cao thì khả năng kích ứng của sản phẩm cũng cao hơn. Các biểu hiện kích ứng thường gặp của BPO là đỏ, châm chích.

3. Alpha – hydroxy acid (AHA) – trị mụn

AHA hòa tan trong nước, thâm nhập vào lớp biểu bì và thậm chí vào lớp hạ bì ở nồng độ cao hơn,  làm bong tróc lớp sừng (tức là tẩy da chết). Các tế bào da cần phân tử Calci để kết dính với nhau, AHA tạo phức với Calci, giảm lượng Calci ở tế bào thượng bì làm các tế bào này không kết dính với nhau và bong ra.

Điều này, giúp da mịn màng hơn, thu nhỏ lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phân tán sắc tố ở lớp đáy và tăng tổng hợp collagen.

Những tác dụng này hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố sau viêm.

Các AHA OTC phổ biến nhất là acid glycolic (từ đường mía), acid lactic (từ sữa chua), acid mandelic (từ hạnh nhân) và được tìm thấy ở nồng độ dưới 10%.

4. Salicylic acid (SA) – trị mụn

Khác với AHA, salicylic acid là beta – hydroxy acid (BHA) hòa tan trong lipid, không chỉ thâm nhập vào lớp biểu bì mà còn vào cả đơn vị tuyến bã nhờn. SA hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá hơn AHA. SA cũng có tác dụng chống viêm thông qua ức chế arachidonic acid.

Nghiên cứu của Chen, báo cáo lên FDA liên quan đến 187 đối tượng và so sánh dung dịch salicylic acid 0,5% và 2% với giả dược. Cả salicylic acid 0,5% và 2% đều hiệu quả vượt trội hơn so với giả dược trong việc giảm tổn thương do viêm nhiễm kể cả mụn trứng cá nhân mụn mở và đóng.

Tuy nhiên, không giống như benzoyl peroxide, SA không có khả năng ngăn ngừa kháng thuốc khi dùng kết hợp với kháng sinh đường uống hoặc bôi.

Tài liêu tham khảo

[1] Swenson, K., Graber, E. M., & Thiboutot, D. (2022). Over‐the‐Counter Acne Treatments. Cosmetic Dermatology: Products and Procedures, 587-597.

[2] Chen T , Appa Y . ( 2006 ) Over – the – counter acne medications . In: Draelos ZD , Thaman LA , eds. Cosmetic Formulations of Skin Care Products. New York : Taylor &Francis , pp. 251 – 71

Trải nghiệm sản phẩm tại: GIAO TRADING CO.,LTD