Lựa chọn liệu pháp thay da hóa học cho sẹo lõm

Chi tiết - Lựa chọn liệu pháp thay da hóa học cho sẹo lõm

Lựa chọn liệu pháp thay da hóa học cho sẹo lõm
Lựa chọn liệu pháp thay da hóa học cho sẹo lõm
Lựa chọn liệu pháp thay da hóa học cho sẹo lõm
06.11.2023

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD

Sẹo mụn (sẹo gây ra do mụn) có 2 loại chính: sẹo do bị mất mô (các tế bào) hay còn gọi là sẹo lõm, sẹo do bị thừa mô hay còn gọi là sẹo phì đại, sẹo lồi. Trong đó, sẹo lõm chiếm hơn 75% số trường hợp sẹo mụn. Ở phạm vi ứng dụng phương pháp thay da hóa học trong điều trị sẹo, bài viết chỉ đề cập đến vấn đề liên quan đến sẹo lõm.

Có bao nhiêu loại sẹo rỗ? phương pháp trị sẹo rỗ an toàn hiện nay

1. Sẹo lõm có thể được chia thành 3 loại:

  1. Sẹo đáy nhọn (atrophic scars) chiếm 60%–70%.
  2. Sẹo đáy vuông (boxcar scar) chiếm 20%–30%.
  3. Sẹo đáy tròn (rolling scars) chiếm 15%–25%.

Sẹo đáy nhọn 

Là loại sẹo hẹp và sâu nhất trong tất cả các loại, đặc trưng bởi hình dạng rỗ hẹp trên da, dễ nhận thấy bằng mắt thường.

Thường do mụn trứng cá nghiêm trọng gây ra như u nang hay mụn ẩn nằm sâu trong lỗ chân lông.

Sẹo này có thể ăn sâu vào da và xuất hiện dưới hình dạng tròn, với chân hình chữ V giống như vết sẹo thủy đậu.

Đây là những vết sẹo khó điều trị nhất vì nằm sâu dưới bề mặt da.

Sẹo đáy vuông

Có dạng đầu tròn hoặc hình bầu dục hoặc hình chữ U, miệng sẹo rộng, thành sắc nét.

Các vết lõm với miệng sẹo sâu hình thành từ quá trình mụn trứng cá bị vỡ ra do nặn mụn sai cách khiến cho vùng da bị viêm nhiễm và tổn thương nặng.

Vết sẹo càng nông sẽ đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị tái tạo bề mặt da.

Sẹo đáy tròn

Khá phổ biến, thường xảy ra trong quá trình lành mụn.

Có hình dạng những vết lõm trên da và rộng khoảng vài mm.

Với cạnh dốc, đáy rộng, hình thành các gợn sóng nhấp nhô, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vết thương ban đầu tùy vào cách mà da lành lại.

Đây là loại sẹo thường gặp ở những vùng da dày, chẳng hạn dưới quai hàm hoặc hai bên má.

2. Các phương pháp điều trị sẹo lõm

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị sẹo lõm, tùy vào điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh nhân, mức độ an toàn và hiệu quả mong muốn mà mỗi đối tượng sẽ có lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị sẹo lõm hiện nay phổ biến, gồm:

  • Thay da hóa học
  • Phương pháp mài mòn và siêu mài mòn
  • Laser
  • Lăn kim
  • Sử dụng yếu tố kích thích tăng trưởng mô
  • Phương pháp đục lỗ
  • Phương pháp đắp da

Ở bài viết này chúng mình sẽ tập trung vào phương pháp hiệu quả trong thời gian ngắn, chu trình dễ thực hiện và kết hợp được với các phương pháp khác: Đó là thay da hóa học.

Các hoạt chất sử dụng trong thay da hóa học để điều trị sẹo lõm

Glycolic acid

Có thể sử dụng Glycolic acid trong điều trị sẹo mụn vì giúp:

  • Bong tróc tế bào sừng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da: giảm lượng Calci ở tế bào thượng bì làm các tế bào này không kết dính với nhau và bong ra
  • Tăng tổng hợp collagen, giảm giáng hóa phân tử, làm tăng hyaluronic acid (HA) thông qua tăng tiết IL-6. IL-6 là một cytokine giải phóng trong phản ứng viêm tăng tổng hợp collagen type I.
  • Kích thích nguyên bào sợi, tăng chu trình tế bào thượng bì, gây tăng đổi mới tế bào.
  • Tác dụng sáng da do ức chế enzyme tyrosinase

Các nghiên cứu nhận thấy rằng mức độ thay da phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng. Ở nồng độ 70%, acid glycolic cho kết quả điều trị sẹo lõm do mụn trứng cá tốt nhất.

Salicylic acid

Đây là hoạt chất thuộc BHA. Hoạt chất có tác dụng tiêu sừng nên có thể sử dụng với vai trò như một tác nhân thay da. Ngoài ra, tan được trong dầu nên thấm sâu vào nang lông, da dầu, vì vậy ưu tiên sử dụng cho mụn trứng cá, sẹo do mụn trứng cá

Nồng độ hiệu quả trong điều trị sẹo là 30%, thực hiện 3-5 lần sau mỗi 3-4 tuần.

Pyruvic acid

Trong chăm sóc da, Pyruvic acid có nguồn gốc từ hoa và là tiền thân của lactic acid.

Pyruvic acid là một alpha-keto acid, có khả năng hòa tan trong nước và dầu. Hoạt chất này có các đặc tính tương tự như salicylic acid, giúp phân hủy dầu, thông thoáng lỗ chân lông và điều trị mụn. Pyruvic acid cũng mang lại lợi ích giống như glycolic acid trong các vấn đề về lão hóa như sắc tố và nếp nhăn. Ngoài ra, Pyruvic acid còn tăng quá trình hydrat hóa và sản xuất collagen, do đó hiệu quả trong điều trị sẹo mụn.

Trong quá trình sử dụng Pyruvic acid, thường gây ra một cảm giác nóng rát. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ ở mức độ vừa phải và sự châm chích và bỏng rát giảm dần trong vài phút sau khi trung hòa. Hầu hết các bệnh nhân chỉ xuất hiện một ban đỏ nhẹ ngay sau khi peel và không ghi nhận bất kỳ sự khó chịu nào trong thời gian post-peeling, chẳng hạn như bong vảy, kích ứng, ban đỏ hoặc đóng vảy.

Trong quá trình peel, Pyruvic acid không làm khô da do trong dung môi có chứa nước, nên nó được chuyển đổi thành Lactic acid có khả năng giữ nước trong lớp biểu bì.

Bởi vì hơi Pyruvic acid khi hít phải có mùi hăng và khó chịu niêm mạc đường hô hấp, nên phải sử dụng một cái quạt nhỏ trong quá trình peel.

Dung dịch Jessner

Hỗn hợp gồm 3 loại hoạt chất thay da và mỗi loại có tính chất riêng biệt hiệu quả trong điều trị sẹo do mụn trứng cá:

Salicylic acid

  • Cấu trúc phân tử: o-benzoic hydroxy acid – là một beta-hydroxy acid (BHA).
  • Đây là một chất thân dầu, có khả năng loại bỏ được các lipid liên kết đồng hóa trị với những mô chết bảo quanh biểu mô trong gian bào
  • Giúp tăng cường sự thẩm thấu qua da của các tác nhân khác

Resorcinol

  • Cấu trúc tương tự phenol
  • Phá vỡ liên kết hydro yếu của keratin bong da, tái tạo da
  • Kích thích tổng hợp collagen, tăng mật độ của glycosaminoglycan

Lactic acid

  • Bong tróc tế bào sừng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da: giảm lượng Calci ở tế bào thượng bì làm các tế bào này không kết dính với nhau và bong ra.
  • Dưỡng ẩm: Do có khả năng hút nước, yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF) của da
  • Kháng viêm, kháng khuẩn

Trichloroacetic acid (TCA)

TCA tác động bằng cách biến tính protein, do đó thường tạo màu trắng ngà trên vùng da điều trị. Mức độ tác động phụ thuộc vào nồng độ. Thông thường, TCA được sử dụng để điều trị sẹo ở nồng độ 35%, và nồng độ cao hơn 35% khi cần điều trị sẹo sâu hơn. TCA hiệu quả trong việc điều trị sẹo mụn; tuy nhiên, không được khuyến cáo sử dụng TCA cho các vùng da có màu sắc tối do nguy cơ tăng sắc tố.

Phenol

Phenol là một chất hoạt động bằng cách phá vỡ cấu trúc liên kết hydro của lớp sừng, do đó hiệu quả trong điều trị sẹo lõm. Phenol tác động sâu vào lớp trung bì lưới, do đó thường được chỉ định điều trị sẹo lõm mức độ nặng.

Tuy nhiên, do nguy cơ tăng sắc tố rất cao, phenol chỉ được khuyến cáo sử dụng cho da type I đến III theo phân loại Fitzpatrict. Vì vậy, làn da người Việt Nam thường không được khuyến cáo sử dụng chất này.

Về chúng tôi

Sản phẩm BIOMATRIX M-JESSNER PEEL chứa Resorcinol 14% hiệu quả nâng tone và kéo dài sự rạng rỡ, cải thiện chất lượng da rõ rệt. Chống lại các dấu hiệu của quá trình lão hoá tự nhiên và do tiếp xúc với tia UV, tiêu sừng và giảm mụn trứng cá. Hiệu quả chống lại các đốm đồi mồi.

 

ƯU ĐIỂM:

Salicylic acid 2%

Tiêu sừng. Salicylic acid nới lỏng và phá hủy các desmosomes (phần đính kèm giữa các tế bào ở lớp ngoài của da), giúp các thành phần hoạt tính dễ dàng xâm nhập vào tế bào.

Lactic acid 9,5%

  • Tăng cường độ ẩm cho da để trẻ hóa, là một phần của yếu tố giữ ẩm tự nhiên.
  • Giúp giảm số lượng và độ sâu của các nếp nhăn. Kích thích sản xuất ngoại bào của lớp hạ bì (collagen, elastin, glycosaminoglycans).

Resorcinol 14%

  • Tiêu sừng. Có liên quan đến phenol và có tác dụng trẻ hóa.
  • Gây chia tách lớp tế bào hạt, giãn mạch, tăng hoạt động phân bào của tế bào lớp đáy. Tăng cường tăng sinh nguyên bào sợi và làm dày lớp hạ bì.

*Những thành phần này có tác dụng giúp giảm mụn, kháng viêm, tiêu sừng,…

Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo

Các hoạt chất thay da hóa học ứng dụng trong da liễu thẩm mỹ – DS. Phạm Minh Hữu Tiến

E. F. Bernstein, J. Lee, D. B. Brown, R. Yu, and E. Van Scott, “Glycolic acid treatment increases type I collagen mRNA and hyaluronic acid content of human skin,” Dermatologic Surgery, vol. 27, no. 5, pp. 429–433, 2001.