PHA là gì? PHA có được xem là thế hệ mới của AHA

Chi tiết - PHA là gì? PHA có được xem là thế hệ mới của AHA

PHA là gì? PHA có được xem là thế hệ mới của AHA
PHA là gì? PHA có được xem là thế hệ mới của AHA
PHA là gì? PHA có được xem là thế hệ mới của AHA
07.08.2023

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD

Polyhydroxy acid – hay còn được biết đến với cái tên PHA là một nhóm hoạt chất tẩy da chết hóa học tương tự như AHA và BHA. Đây là một trong những thành phần làm đẹp đang rất được quan tâm dạo gần đây. PHA còn được một số bác sĩ/chuyên gia da liễu nhận định là một AHA thế hệ hai. Vậy PHA là gì? PHA có thực sự là AHA thế hệ thứ 2 hay không? Hãy cũng mình tìm hiểu nhé!

1. Cấu trúc phân tử

Là acid chứa nhiều nhóm OH, trong đó ít nhất có 1 OH ở vị trí Cα, điển hình: gluconolactone, lactobionic acid

Gluconolactone

Gluconolactone

Lactobionic acid

Lactobionic acid

2. Tính chất của PHA

Thế hệ mới của AHA nhưng ít kích ứng hơn do kích thước phân tử lớn, hấp thụ vào da chậm hơn

Tác dụng dưỡng ẩm tốt do đặc tính hút ẩm mạnh, quét các gốc tự do nên có tác dụng trong lão hóa da.

  • Lợi ích dưỡng da của PHA, lựa chọn lý tưởng cho người có làn da nhạy cảm và được sử dụng để chăm sóc da như một phương pháp bổ trợ, kết hợp với các loại thuốc có khả năng gây kích ứng để giảm nguy cơ kích ứng khi dùng.
  • AHAs và BHAs giúp tẩy tế bào chết hiệu quả, nhưng bên cạnh đó lại làm da khô hơn và dễ bị kích ứng. Tuy nhiên PHAs lại hút ẩm hiệu quả, với đặc tính đặc biệt này, PHAs có thể xem là thế hệ mới của AHAs và BHAs, vừa dịu nhẹ trên da, vừa giữ ẩm giúp da không bị bong tróc khi áp dụng tẩy tế bào chết hoá học.

PHAs quét các gốc tự do nên có tác dụng trong lão hóa da.

  • PHAs tác động trên da nhẹ nhàng và không gây kích ứng và có thể được sử dụng để cung cấp đặc tính chống lão hóa cho da nhạy cảm, ngay cả sau khi dùng các liệu pháp thẩm mỹ.

Bảo vệ da chống lại tia UV, có thể dùng ban ngày

Bảo vệ da chống lại tia UV, có thể dùng ban ngày

Bảo vệ da chống lại tia UV, có thể dùng ban ngày

 

3. Công dụng của PHA

Trong dược mỹ phẩm, PHA hay được bổ sung vào nhằm tăng các khả năng sau:

  • Dưỡng ẩm
  • Tẩy tế bào chết
  • Chống lão hóa
  • Chống oxy hóa

Các chỉ định của PHA trong nhiều ngành nghề khác nhau

4. So sánh AHAs và BHAs

Thí nghiệm được tiến hành đối với 2 nhóm đối tượng sử dụng 2 phác đồ điều trị khác nhau (AHA hoặc PHA).

Nhóm PHA:

Sử dụng lotion ban ngày chứa Gluconolactone 4% (SPF 15, pH 3.8), kem dưỡng ban đêm chứa Gluconolactone 10% (pH 3.6)

Nhóm AHA:

Sử dụng kem dưỡng ban ngày chứa Glycolic acid 8% (SPF 15, pH 3.8), kem dưỡng ban đêm chứa Glycolic acid 8% (pH 3.7)

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm sự cải thiện về: rãnh nhăn, nếp nhăn, kích thước lỗ chân lông, độ thô ráp, độ săn chắc, đốm sắc tố,…

Biểu đồ thể hiện thước đo sự cải thiện các vấn đề đối với làn da lão hoá của AHA và PHA (tính theo %)

Biểu đồ thể hiện thước đo sự cải thiện các vấn đề đối với làn da lão hoá của AHA và PHA (tính theo %)

Biểu đồ thể hiện thước đo khả năng phục hồi độ đàn hồi của da đối với tác nhân AHAs và PHAs

Biểu đồ thể hiện thước đo khả năng phục hồi độ đàn hồi của da đối với tác nhân AHAs và PHAs

Biểu đồ biểu đánh giá tác dụng phụ khi sử dụng AHAs và PHAs so với Baseline (đường chuẩn) ở tuần thứ 6 và tuần thứ 12.

Biểu đồ biểu đánh giá tác dụng phụ khi sử dụng AHAs và PHAs so với Baseline (đường chuẩn) ở tuần thứ 6 và tuần thứ 12.

 

Tóm tắt – nhận xét nghiên cứu:

Dễ dàng nhận thấy từ biểu đồ, hầu hết các tiêu chí đánh giá tác dụng phụ đều thấp hơn baseline (được coi là đạt chuẩn) ở cả AHA và PHA.

Tuy nhiên, với tiêu chí Degree of sensitivity (mức độ nhạy cảm), AHA được nhận thấy là baseline (vượt chuẩn), điều đó có nghĩa là sử dụng AHA sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da, còn với PHA thì vẫn nằm dưới baseline – không làm tăng độ nhạy cảm.

Hơn nữa, ở tất cả các tiêu chí đánh giá, PHA luôn đạt chuẩn (nằm dưới baseline), nghĩa là khi sử dụng, PHAs đều cải thiện các vấn đề này mà lại còn gây ít tác dụng phụ hơn AHAs đáng kể.

Kết luận nghiên cứu:

Cả AHA và PHA đều cho thấy sự cải thiện ở làn da lão hoá ở tuần thứ 6 và tuần thứ 12. Hiệu quả mang lại đối với các yếu tố được lựa chọn để đánh giá là không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, AHA vẫn cho hiệu quả cao hơn đáng kể ở 2 tiêu chí: cải thiện “sallowness” (độ tái xám của da) (AHA: 17,1%; PHA: 12,4%) và khả năng phục hồi độ đàn hồi (AHA: 13,5%; PHA: 10,2%) ở tuần thứ 12. Bên cạnh đó, AHAs lại làm tăng độ nhạy cảm của da và thang đo về tác dụng phụ lại cao hơn PHAs khá nhiều.

Về chúng tôi

Một sản phẩm sữa rửa mặt với kết hớp của AHAs và PHAs tăng hiệu quả tẩy da chết và làm sáng da Sữa rửa mặt BIOMATRIX CLEANSING GEL pH 3.5

Sữa rửa mặt BIOMATRIX CLEANSING GEL pH 3.5 

Thành phần chính

  • Lactobionic acid 2%;
  • Gluconolactone 2%;
  • Mandelic acid 1%;
  • Lactic acid 0.15%
  • Hyaluronic acid
  •  Arginine;
  • Allantoin.

Công dụng

  • Bước chuẩn bị trước khi peel
  • Điều chỉnh pH tự nhiên của da trước khi peel để giảm kích ứng
  • Giảm độ dày lớp sừng, làm dịu da, giúp acid thâm nhập đều và giảm tình trạng bong tróc cho da sau Peel. Tạo điều kiện cho quy trình Peel da được thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
  • Kích hoạt khả năng miễn dịch của da và khả năng tái tạo.

Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo

[1] Các hoạt chất thay da hóa học ứng dụng trong da liễu thẩm mỹ  – NXB Y học

[2]. Chăm sóc da trọn đời (tập 1) – BS Hoàng Văn Tâm

[3] Bernstein, E. F., Brown, D. B., Schwartz, M. D., Kaidbey, K., & Ksenzenko, S. M. (2004). The polyhydroxy acid gluconolactone protects against ultraviolet radiation in an in vitro model of cutaneous photoaging. Dermatologic surgery, 30(2), 189-196.