ỨNG DỤNG ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

Chi tiết - ỨNG DỤNG ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

ỨNG DỤNG ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
ỨNG DỤNG ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
ỨNG DỤNG ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
27.04.2023

Người dịch và biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển ; GIAO TRADING CO.,LTD

Acid azelaic là một acid dicarboxylic bão hòa tự nhiên, thường ứng dụng tại chỗ (hay gặp ở dạng kem/gel 20%) trong điều trị mụn trứng cá (kể cả mụn viêm và mụn không viêm), các rối loạn sắc tố trên da, bao gồm tăng sắc tố sau viêm do mụn, nám.

Ngoài ra, acid zelic còn có tác dụng gây độc tế bào melanocyte ác tính ở con người và các phát hiện sơ bộ ngăn sự tiến triển của khối u ác tính ở da. Cơ chế của tác dụng gây độc này chưa rõ ràng nhưng có thể liên quan đến ức chế hoạt động enzyme oxyoreductase của ty thể.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, acid azelaic đã chứng minh hiệu quả trong điều trị mụn tương đương với tretinoin, benzyl peroxide, erythromycin và tetracyclin. Do đó, có thể sử dụng acid azelaic đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thành phần khác trong điều trị mụn trứng cá và một số rối loạn tăng sắc tố.

>> Đọc thêm: Azelaic Acid là gì? Thần dược trị mụn, mờ thâm ít ai biết

Hãy tìm hiểu những ứng dụng của acid azelaic trong điều trị mụn và các bệnh rối loạn sắc tố qua bài viết sau đây:

1. Ứng dụng acid azelaic trong đơn trị liệu hoặc kết hợp trong điều trị mụn trứng cá

Acid azelaic có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, do đó, hữu ích trong điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, acid azelaic còn giảm dày sừng nang lông. Tuy nhiên, acid azelic không hiệu quả trong việc giảm sản xuất bã nhờn.

4 nguyên nhân chính hình thành mụn trứng cá

ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ

Mặc dù nồng độ chấp nhận trong điều trị mụn trứng cá là 20% nhưng thường phần lớn các sản phẩm sử dụng nồng độ 15% hơn do khả năng kích ứng thấp hơn

Đơn trị liệu :

Theo hướng dẫn điều trị mụn trứng cá của EU năm 2016, acid azelaic được khuyến cáo có thể sử dụng như đơn trị liệu hoặc kết hợp điều trị trong mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình, có thể dùng cho cả phụ nữ trưởng thành lần đầu điều trị mụn trứng cá (kể cả mụn viêm hoặc mụn không viêm) và giảm được tình trạng tăng sắc tố sau viêm.

Đối với phụ nữ mang thai, acid azelaic được phân loại B thai kỳ của Mỹ (dùng được nhưng cân nhắc giữ lợi ích và nguy cơ). Nếu phụ nữ đang dùng acid azelaic mà có bầu có thể trấn an là không ảnh hưởng tuy nhiên nên dừng sử dụng

Một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng acid azelaic trong điều trị mụn :

Theo nghiên cứu của Thielitz năm 2015, nghiên cứu so sánh hiệu quả của việc sử dụng acid azelaic 15% 2 lần/ngày trong 9 tháng để điều trị mụn trứng cá. Kết quả nhận thấy acid azelaic hiệu quả đáng kể giúp làm giảm những tổn thương viêm do mụn trứng cá.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng kem Azelaic 20% tại chỗ có hiệu quả trong việc giảm những tổn thương viêm và không viêm do mụn. Axit Azelaic cũng được chứng minh là có hiệu quả tương đương với kem tretinoin 0,05%, benzoyl peroxide 5% gel, và thuốc mỡ 2% Erythromycin, cụ thể:

  • Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 289 bệnh nhân, acid azelaic được chứng minh tác động trên mụn trứng cá không viêm có hiệu quả tương tự như kem tretinoin 0,05% trong việc giảm số lượng vi nhân mụn hình thành. Sau 6 tháng, 65% bệnh nhân nhóm điều trị bằng acid azelaic đã đạt hiệu quả điều trị giảm 50% đến 100% tổng số lượng vi nhân mụn hình thành, so với 69% bệnh nhân ở nhóm điều trị với tretinoin. Cũng nhóm nghiên cứu này, đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng khác, trên 306 bệnh nhân bị mụn trứng cá, 72% bệnh nhân được điều trị bằng acid azelaic trong 5 tháng đạt được hiệu quả điều trị so với 67% bệnh nhân điều trị bằng erythromycin []
  • Tương tự, trong một thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát khác, trên 30 bệnh nhân mụn trứng cá, 71% bệnh nhân được điều trị bằng acid azelaic trong 6 tháng đạt được hiệu quả điều trị được đánh giá với mức độ từ tốt đến xuất sắc, so với 75% bệnh nhân điều trị bằng benzoyl peroxide []

Điều trị kết hợp :

Mặc dù, acid zelaic hiệu quả trong đơn trị liệu mụn trứng cá, tuy nhiên các bác sĩ da liễu và chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp với các hoạt chất trị mụn khác để thúc đẩy nhanh hiệu quả điều trị mụn

Một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng kết hợp acid azelaic :

Soloman và các cộng sự đã so sánh hiệu quả, khả năng dung nạp và sự hài lòng của bệnh nhân trong việc điều trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình với đơn trị liệu bằng acid azelaic và với các liệu pháp kết hợp khác nhau. Trong nghiên cứu cỡ mẫu lớn với tổng số 273 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên, trong vòng 12 tuần sử dụng acid azelaic 20% 2 lần/ngày, đơn trị liệu hoặc kết hợp với một trong những hoạt chất sau đây: benzoyl peroxide 4% dạng gel 2 lần/ngày, clindamycin 1% dạng gel 2 lần/ngày, tretinoin 0,025% dạng kem 1 lần/ngày hoặc erythromycin 3% kết hợp với benzoyl peroxide 5% dạng gel 2 lần/ngày.

Kết quả nhận thấy tất cả các phác đồ điều trị đều đạt hiệu quả trong điều trị mụn nhưng các phác đồ kết hợp cho kết quả về hiệu quả và sự hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với đơn trị liệu bằng acid azelaic.

  • Phác đồ hiệu quả nhất trong điều trị mụn viêm là acid azelaic kết hợp với erythromycin/benzoyl peroxide. Mặc dù ban đầu hiệu quả điều trị của phác đồ acid azelaic kết hợp clindamycin chậm hơn so với phác đồ acid azelaic kết hợp với erythromycin/benzoyl peroxide, nhưng đến cuối nghiên cứu kết quả cả hai phác đồ đều không có sự chênh lệch đáng kể. Phác đồ kết hợp với Tretinoin, cho thấy hiệu quả giảm mụn viêm rõ rệt sau 8 tuần nhưng những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
  • Về mụn không viêm, phác đồ hiệu quả nhất là acid azelaic kết hợp với benzoyl peroxide, tiếp theo là acid azelaic cộng với tretinoin.

Về tác dụng phụ của acid azelaic :

Phác đồ kết hợp acid azelaic với clindamycin cho các đánh giá về khô da và ban đỏ, khả năng dung nạp tương đương acid azelaic đơn trị liệu [].

Nhìn chung, tác dụng phụ được báo cáo với acid azelaic trong điều trị mụn trứng cá bao gồm ban đỏ, khô, bong tróc, ngứa, nóng rát tất cả đều nhẹ và hầu hết khỏi sau một thời gian điều trị.

>> Đọc thêm: Acid azelaic: Bí kíp trị mụn, mờ thâm, làm sáng da hiệu quả bạn cần biết

2. Ứng dụng acid azelaic trong đơn trị liệu hoặc kết hợp trong điều trị rối loạn sắc tố (tăng sắc tố sau viêm, nám)

2.1. Nám

Tình trạng rối loạn sắc tố biểu hiện bằng các vết hay mảng sậm màu ở một số vùng nhất định trên da

Yếu tố nguy cơ:

  • Tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời
  • Thai kỳ và thuốc tránh thai: Mang thai giảm thấp estrogen và tăng cao LH gây rối loạn chức năng buồng trứng. Dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron hoặc dùng progesteron sau mãn kinh cũng hình thành nám.
  • Bệnh hệ thống và tự miễn
  • Nguyên nhân khác: mỹ phẩm, di truyển, thuốc,…

Phân loại

  • Nám biểu bì: tập trung melanin ở lớp đáy biểu bì hoặc cận đáy
  • Nám trung bì: tập trung cả trung bì nông và trung bì sâu

ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ

Việc sử dụng kem chứa acid azelaic 20% bôi tại chỗ, được áp dụng hai lần mỗi ngày kết hợp với kem chống nắng phổ rộng có thể sử dụng trong điều trị nám da.

Trong một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát của Rigoni và các cộng sự, một nghiên cứu so sánh mù đôi ngẫu nhiên ở 132 phụ nữ Philippines bị nám đã chứng minh rằng kem chứa acid azelaic sử dụng như một chất khử sắc tố hiệu quả hơn kem chứa 2% hydroquinone. Do đó, 73% bệnh nhân trong 6 tháng điều trị với acid azelaic đã đạt hiệu quả điều trị nám tốt hơn so với chỉ 19% bệnh nhân sử dụng hydroquinone [].

2.2. Tăng sắc tố sau viêm do mụn

Tình trạng hiện diện những đốm hoặc mảng sắc tố sẫm màu tại vị trí các vùng da đã trải qua quá trình viêm do mụn

Nguyên nhân :

Các chất trung gian hóa học gây viêm hoặc các được chứng minh có thể gây tăng sản xuất melanin và/hoặc sự phân bố bất thường của loại sắc tố này thông qua các tế bào sắc tố ở biểu bì phát sinh nhiều đuôi gai hơn đi kèm với sự gia tăng lượng tyrosinase.

Tăng sắc tố sau viêm do mụn xảy ra chủ yếu ở thượng bì. Khi tăng sắc tố sau viêm do mụn xuất hiện trong trung bì, đó là do tổn thương/viêm đối với các tế bào sừng ở lớp đáy, dẫn đến giải phóng một lượng lớn melanin và sau đó lượng melanin này bị tiêu thụ bởi các đại thực bào, tạo ra sự đổi màu da xám xanh

ACID AZELAIC TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ CÁC BỆNH RỐI LOẠN SẮC TỐ

Mặc dù có rất ít sự khác biệt về tỷ lệ mắc và sinh lý bệnh của mụn trứng cá trên các chủng tộc và sắc tộc khác nhau, nhưng có một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân da đen có thể có tuyến bã nhờn lớn hơn và tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, bệnh nhân có loại da sẫm màu có nguy cơ tăng cường tăng sắc tố sau viêm do mụn trứng cá.

Điều trị :

Gel chứa acid azelaic dùng thoa tại chỗ được chứng minh có hoạt tính ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, do đó nó có thể là một lựa chọn điều trị phù hợp cho mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình với tăng sắc tố sau viêm do mụn từ trung bình đến nặng.

Nghiên cứu của Kircik năm 2011, kết quả cho thấy hiệu quả của gel chứa acid azelaic 15% dùng bôi thoa tại chỗ với tần suất hai lần mỗi ngày trong điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố sau viêm do mụn [].

Việc ứng dụng acid azelaic trong điều trị mụn và các bệnh rối loạn sắc tố thực sự có hiệu quả kể cả đơn trị liệu hoặc kết hợp với các hoạt chất điều trị mụn khác.

>> Đọc thêm: Axit Azelaic – Điều trị nám nhanh chóng, an toàn

Về sản phẩm của chúng tôi

BIOMATRIX SERUM WHITE PLUS

BIOMATRIX WHITE PLUS SERUM với ứng dụng của acid azelaic trong điều trị mụn và các bệnh rối loạn sắc tố . Ngoài ra, sản phẩm chứa nồng độ cao của Retinyl Palmitate (một dạng ổn định của Retinol), góp phần vào liệu pháp chuyên sâu hơn để ngăn ngừa tăng sắc tố và lão hóa da kết hợp cùng với kojic acid

Thành phần:

Azelaic acid

Kojic acid

NOVHYAL

Retinol 1% (retinyl palmitate)

Tetrapeptide-30

Tetrapeptide-15

D-panthenol

Dầu bơ

Trãi nghiệm sản phẩm tại: GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo:

  1. Graupe K, Cunliffe WJ, Gollnick HPM, Zaumseil R-P. Efficacy and safety of topical azelaic acid (20 percent cream): an overview of results from European clinical trials and experimental reports. Cutis 1996;57(1S):20-35

  2. Cavicchini S, Caputo R. Long-term treatment of acne with 20% azelaic acid cream. Acta Derm Venereol (Stockh) 1989;143 (suppl):40-4.

  3. Solomon BA, Feinstein RP, the Azelaic acid study group. Azelaic acid 20% cream monotherapy compared to azelaic acid 20% cream combination therapy in the treatment of mild to moderate facial acne vulgaris. Poster presented at the 56th Annual Meeting of the American Academy of Dermatology, February 27-March 4, 1998. Orlando, FL

  4. Rigoni C, Toffolo P, Serri R, Caputo R. Impiego di una crema a base di acido azelaico 20% nel trattamento del melasma. Giornale Italiano di Dermatologia e Venereologica 124: 1-6, 1989

  5. Kircik, L. H. (2011). Efficacy and safety of azelaic acid (AzA) gel 15% in the treatment of post-inflammatory hyperpigmentation and acne: a 16-week, baseline-controlled study. Journal of drugs in dermatology: JDD10(6), 586-590.