VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG CẢI THIỆN SỨC KHỎE LÀN DA

Chi tiết - VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG CẢI THIỆN SỨC KHỎE LÀN DA

VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG CẢI THIỆN SỨC KHỎE LÀN DA
VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG CẢI THIỆN SỨC KHỎE LÀN DA
VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG CẢI THIỆN SỨC KHỎE LÀN DA
10.04.2023

Tác giả: Garima Sharma, Garima Khanna, Pratibha Sharma, Parneet Kaur Deol, and Indu Pal Kaur

Người dịch và biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển ; GIAO TRADING CO.,LTD

Hệ sinh thái của Da

Da là một hê sinh thái – nơi đây nơi cư trú của rất nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật có lợi ký sinh trên da đảm bảo tính toàn vẹn và được xem như một hàng rào bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại. Ngày nay có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trên da làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da thậm chí có thể dẫn đến viêm, mụn, bao gồm cả nhiễm trùng. Các yếu tố đó có thể như: stress, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, những thay đổi bất thường các yếu tố miễn dịch, thay đổi nội tiết tố,… Steroid và/hoặc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị cho các bệnh trên. hệ sinh thái của da

Tuy nhiên, chi phí trị liệu, tác dụng phụ và tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng do đó cần phải sử dụng các lựa chọn thay thế tự nhiên và ít tốn kém hơn. Theo các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm, việc điều trị bằng các sản phẩm chứa probiotic dạng bôi thoa có thể giúp kiểm soát bệnh và điều chỉnh hệ vi sinh vật trên da. Bài viết này sẽ cùng thảo luận về Vai trò của hệ vi sinh vật có lợi trong cải thiện sức khỏe làn da và các cơ chế khác nhau của các sản phẩm dạng bôi thoa ngoài da chứa probiotic tạo ra các tác dụng có lợi trên làn da.

1. Ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn có hại

Năm 2012, nghiên cứu của Bermudez-Brito và các cộng sự đã chỉ ra hai chủng vi khuẩn có lợi BifidobacteriaLactobacilli có thể ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, bao gồm: E. coli, Salmonella, Helicobacter pylori Rotavirus bằng cách ức chế sự bám dính của các vi sinh vật có hại nhờ cơ chế kích thích các tế bào biểu mô ruột.

Ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn có hại

Theo nghiên cứu của Schiffrin và các cộng sự, để đạt được lợi thế cạnh tranh bổ sung, các vi khuẩn probitic cũng có thể làm thay đổi môi trường xung quanh chúng để tạo ra một hệ phản chiếu thù địch đối với các mầm bệnh cạnh tranh khác thông qua việc chúng sản xuất và tiết ra các chất kháng khuẩn như acid lactic và acid axetic.

Bernet và các cộng sự đã báo cáo các chủng probiotic sẽ thay đổi cấu trúc các thụ thể gây bệnh của tế bào ruột và do đó làm cản trở sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh.

2. Sản xuất bacteriocin làm chất kháng khuẩn

Bacteriocin là các chất kháng khuẩn được tạo ra bởi probiotic và có hoạt tính kháng khuẩn nhờ một trong 2 cơ chế sau:

  • Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn
  • Phá hủy thành tế bào vi khuẩn thông qua việc tạo thành các lỗ trong thành tế bào.

3. Duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da

Duy trì độ ẩm của da là yêu cầu hàng đầu của một làn da khỏe mạnh. Lớp sừng chính là lớp giữ nước và cũng hoạt động như một hàng rào chống mất nước – được đặc trưng bởi keratin, các acid béo tự do và protein. Năm 2016, Nakamura và các cộng sự đã chứng minh Probitic làm tăng mức độ làm ẩm của da.

Duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da

Độ đàn hồi của da là đặc tính duy trì vẻ ngoài da. Các nghiên cứu nhận thấy probiotic có liên quan đến độ đàn hồi trên da, chủ yếu là làm thay đổi hệ vi sinh trên da, thay đổi thành phần lipid của lớp sừng và giảm mức độ phân hủy collagen. Jung và các cộng sự năm 2019 đã tiến hành nghiên cứu sử dụng chất ly giải của vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus trên một mô hình tái tạo lại biểu bì của con người là Keraskin đã ghi nhận việc sử dụng probiotic cải thiện biểu hiện các phân tử protein giúp phục hồi (occludin, claudin) và tăng cường quá trình hydrat hóa trên da.

Bifidobacterium longum là một loại vi khuẩn không nhân rộng được sử dụng cho các nghiên cứu trên con người. Năm 2010, Arck và các cộng sự đã chứng minh chất ly giải của vi khuẩn Bifidobacterium longum reuteri giúp làm dịu da nhạy cảm và tăng cường sức đề kháng của da đối với các tác động vật lý và hóa học.

4. Vai trò của hệ vi sinh vật có lợi trong Chữa lành vết thương

Các mô da mở lớp biểu bì và trung bì là mô bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các bệnh lý về da, đặc biệt là các vết thương và có thể hình thành sẹo. Nghiên cứu của Fijan và các cộng sự (2019) đã chứng minh probiotic được xem như là trung gian sản xuất và giải phóng β-defenesin, do đó tăng cường khả năng miễn dịch của da. Các probiotic có thể tự sản xuất acid hyaluronic – là thành phần chất nền của da giúp duy trì cấu trúc và chức năng sinh lý của hàng rào biểu bì da.

5. Tạo ra ceramide và mucin

Ceramide là phân tử giữ nước chính có trong khoảng gian bào của lớp sừng. Đây là thành phần chính giúp duy trì tính toàn vẹn của da, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tính thấm qua da. Năm 2005, Jensen cùng các cộng sự đã chứng minh probiotic làm tăng mức độ ceramide trên lớp sừng có tác dụng giảm khô, mất nước, giúp da căng bóng và đều màu.

Tạo ra ceramide và mucin

Mucin là các glycoprotein có chủ yếu ở trong chất nhầy – đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của da, hạn chế sự tiếp xúc của các yếu tố bên ngoài đối với các tế bào biểu mô. Nhiều nghiên cứu về probitic nhận thấy hoạt động của chúng giúp tăng mức độ mucin trên da, do đó có thể dùng để điều trị tích cực các bệnh khác nhau liên quan đến viêm.

6. Duy trì độ pH của làn da khỏe mạnh

pH da người bình thường từ 4.5 – 6.5. Độ pH hơi acid của da giúp duy trì tính toàn vẹn và tính thẩm thấu của lớp sừng: giúp trung hòa các sản phẩm gốc kiếm (chất hoạt động bề mặt mạnh), ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và cung cấp môi trường tối ưu cho hệ vi sinh vật tự nhiên trên da hoạt động. Sự tổng hợp các lipid thiết yếu của da cũng bị suy giảm khi pH tăng cao dẫn đến da mất nước nhiều, da khô.

Probiotic có thể tạo ra các phân tử có tính acid như acid béo tự do, acid lipoteichoic và acid linoleic dạng liên hợp. Hơn nữa việc sử dụng probiotic cùng các loại đường (lactose, glucose,…) tạo acid lactic thông qua quá trình lên men, giúp duy trì pH acid yếu cho da. Do đó, probitic được báo cáo là có thể khôi phục độ pH bình thường của da.

7. Tăng cường chức năng miễn dịch và điều hòa sản xuất các cytokine gây viêm

Probiotic được ghi nhận có chức năng miễn dịch. Một số cơ chế được cho là có liên quan nhưng cơ chế nổi bật nhất là điều hòa sản xuất các cytokine gây viêm. Madsen và các cộng sự năm 2001 nhận thấy sau khi cho động vật thí nghiệm sử dụng bằng probiotic (Lactobacillus casei) thì giảm mức độ cytokine tiền viêm ở niêm mạch, phục hồi tính toàn vẹn của hàng rào và tăng nồng độ globulin miễn dịch IgA. Do đó, probiotic có khả năng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch theo các hướng khác nhau.

Về sản phẩm của chúng tôi

Các chế phẩm có chứa probitic dạng bôi thoa ngày nay đang trở nên phổ biến do có vô số tác dụng sinh lý trên da mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng đối với các lựa chọn thay thế tự nhiên, hữu cơ và thân thiện với môi trường cũng là lý do cho sự phổ biến của probiotic.

Tuy nhiên, việc cung cấp các vi sinh vật có lợi này đến da bị thách thức bởi các khía cạnh công thức sản phẩm, bao gồm:

  • Duy trì khả năng tồn tại trong quá trình sản xuất và bảo quản
  • Thời gian lưu lại trên da đủ dài để đạt hiệu quả
  • Sự phát triển của probitic trên bề mặt da sau khi sử dụng

Công nghệ

Để thay thế cho những thách thức về công thức này, một số nhóm nghiên cứu và công ty sản xuất đang kết hợp các chất lên men, chất ly giải của probiotic, các sản phẩm phụ và các thành phần cấu trúc vào các sản phẩm chứa probiotic dạng bôi thoa của họ.

Với sản phẩm Probio Peel của Biotime, chúng tôi ứng dụng kết hợp chất ly giải của vi khuẩn để mang lại cho các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ toàn cầu giải pháp peel da an toàn, dịu nhẹ và không gây đau rát cho hầu như tất cả các loại da (kể cả da nhạy cảm). Sản phẩm giúp tối ưu hóa vai trò của hệ vi sinh vật có lợi, lột tẩy lớp da sừng cũ, tăng cường cấp ẩm sâu, tăng cường tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp cân bằng hệ vi sinh trên da với các vi khuẩn có lợi như Bifidus, LactobacilliPropionic.

BIOMATRIX PROBIO PEEL

Thành phần

Lactic Acid 25% (AHA – Đẩy nhanh bong tróc & tạo tế bào mới)

Gluconolactone 10% (PHA – Chống oxy hóa, dưỡng ẩm)

Lactobionic Acid 5% (PHA – Cấp ẩm sâu, sáng & đều màu da, giảm nếp nhăn)

Propylene Glycol – Cấp ẩm, tăng tính hấp thụ các hoạt chất khác, làm chậm lão hóa, giảm mụn

Bacterial Lysates (Những chất ly giải của vi khuẩn có lợi Bifidus, LactobacilliPropionic).

Trãi nghiệm sản phẩm tại: GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo:

  1. Sharma, G., Khanna, G., Sharma, P., Deol, P. K., & Kaur, I. P. (2022). Mechanistic Role of Probiotics in Improving Skin Health. Probiotic Research in Therapeutics: Volume 3: Probiotics and Gut Skin Axis–Inside Out and Outside In, 27-47.
  2. Bermudez-Brito M, Plaza-Diaz J, Munoz-Quezada S et al (2012) Probiotic mechanisms of action. Ann Nutr Metab 61(2):160–174
  3. Schiffrin EJ, Blum S (2002) Interactions between the microbiota and the intestinal mucosa. Eur J Clin Nutr 56(Suppl 3):S60–S64
  4. Bernet MF, Brassart D, Neeser JR et al (1994) Lactobacillus acidophilus LA 1 binds to cultured human intestinal cell lines and inhibits cell attachment and cell invasion by enterovirulent bacteria. Gut 35(4):483–489
  5. Hassan M, Kjos M, Nes IF et al (2012) Natural antimicrobial peptides from bacteria: characteristics and potential applications to fight against antibiotic resistance. J Appl Microbiol 113 (4):723–736
  6. Jung YO, Jeong H, Cho Y et al (2019) Lysates of a probiotic, Lactobacillus rhamnosus, can improve skin barrier function in a reconstructed human epidermis model. Int J Mol Sci 20 (17):4289
  7. Nakamura K, Sakuragi N, Takakuwa A et al (2016) Paneth cell alpha-defensins and enteric microbiota in health and disease. Biosci Microbiota Food Health 35(2):57–67
  8. Jung YO, Jeong H, Cho Y et al (2019) Lysates of a probiotic, Lactobacillus rhamnosus, can improve skin barrier function in a reconstructed human epidermis model. Int J Mol Sci 20 (17):4289
  9. Arck P, Handjiski B, Hagen E et al (2010) Is there a ‘gut-brain-skin axis’? Exp Dermatol 19 (5):401–405
  10. Fijan S, Frauwallner A, Langerholc T et al (2019) Efficacy of using probiotics with antagonistic activity against pathogens of wound infections: an integrative review of literature. Biomed Res Int 2019(1):1–21