Xu Hướng Màng Lọc Chống Nắng Gần Đây Trong Mỹ Phẩm (Phần 1)

Chi tiết - Xu Hướng Màng Lọc Chống Nắng Gần Đây Trong Mỹ Phẩm (Phần 1)

Xu Hướng Màng Lọc Chống Nắng Gần Đây Trong Mỹ Phẩm (Phần 1)
Xu Hướng Màng Lọc Chống Nắng Gần Đây Trong Mỹ Phẩm (Phần 1)
Xu Hướng Màng Lọc Chống Nắng Gần Đây Trong Mỹ Phẩm (Phần 1)
28.08.2023

Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD

Kem chống nắng là sản phẩm bảo vệ da không thể thiếu của phái đẹp. Thành phần quan trọng nhất trong các kem chống nắng đó là các màng lọc chống nắng. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu màng lọc kem chống nắng là gì cũng như những thông tin cơ bản về các màng lọc chống nắng phổ biến hiện nay. Trên cơ sở các đánh giá đó, bạn sẽ thoải mái chọn lựa cho bản thân sản phẩm kem chống nắng thích hợp với loại da và nhu cầu sử dụng của bản thân.

Ở phần 1, bài viết sẽ đề cập tổng quan các màng lọc chống nắng hiện nay, và các vấn đề xoay quanh cụ thể hơn về chống nắng vật lý.

1. Tổng quan các loại màng lọc chống nắng hiện nay

Hiện nay trên thị trường, chắc hẳn mọi người đã từng nghe về 2 “thuật ngữ”: chống nắng hóa học (chống nắng hữu cơ) hay chống nắng vật lý (chống nắng vô cơ).

Tại sao lại chia 2 loại chống nắng như này? Hãy cùng mình tìm hiểu nha!

Phương thức hoạt động của kem chống nắng hữu cơ và vô cơ trên lớp biểu bì da

Dựa theo tính chất hóa lý của thành phần chống nắng, màng lọc UV thường được phân loại thành màng lọc vật lý (vô cơ) hoặc hóa học (hữu cơ).

Màng lọc vật lý

Màng lọc vật lý có thể phản xạ hoặc phân tán UVR (bao gồm UVA, UVB và UVC) thông qua cơ chế quang học. Tính năng chính của màng lọc vô cơ là sự ổn định về cấu trúc để duy trì khả năng bảo vệ khỏi ánh sáng ngay cả sau thời gian dài tiếp xúc với UVR.

Màng lọc hóa học

Màng lọc tia cực tím hữu cơ thường được gọi là màng lọc hóa học vì phương pháp hoạt động của chúng là hấp thụ tia cực tím để ngăn tia UV tiếp cận với da dưới tác động của các phản ứng hóa học, chuyển về bước sóng ít gây hại cho da trong các phân tử này.

Các màng lọc này thường là các hợp chất thơm có chứa nhóm carbonyl, chẳng hạn như salicylat, cinnamate và benzophenones.

Các màng lọc hữu cơ này phản ứng khi gặp UVR: giải phóng năng lượng tới dưới dạng nhiệt, sau đó là những thay đổi về cấu trúc phân tử và phát ra bức xạ ở bước sóng cao hơn.

Kết hợp một số màng lọc tia cực tím hữu cơ là cách phổ biến để đạt được khả năng chống tia cực tím phổ rộng (UVA và UVB) và đạt hiệu quả chống nắng (SPF) cần thiết cho công thức chống nắng.

Tuy nhiên, người ta đã lưu ý rằng khả năng quang hóa của các màng lọc UV hữu cơ có thể giảm khi kết hợp nhiều màng lọc hữu cơ.

Phân loại các chất chống nắng tại chỗ khác nhau hiện có

2. Màng lọc vật lý (màng lọc vô cơ)

Hiện tại có 2 màng lọc vật lý được FDA Hoa Kỳ công nhận, bao gồm: titanium dioxide (TiO2) và kẽm oxide (ZnO).

Thường sẽ bọc thêm các chất bề mặt như dimethicone, nhôm, silica, triethoxycaprylylsilane, giúp tăng tính bền vững, giảm kết tụ hạt chống nắng.

Ưu điểm:

  • Chống được cả UVA và UVB. Ở dạng trình bày mà kích thước hạt lớn có thể chống được cả ánh sáng xanh
  • Khả năng chống nắng ổn định theo thời gian
  • Ít dị ứng, kích hơn vì thế có thể dùng cho cả phụ nữ có thai, trẻ em, người có làn da nhạy cảm

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý vẫn có một số nhược điểm nhất định như kết cấu dày khiến kem chống nắng vật lý dễ tạo vết trắng trên da, gây mất thẩm mỹ với một số nước da ngăm tự nhiên.
  • Ngoài ra, còn làm đặc lỗ chân lông gây cảm giác bí bách, bóng nhờn.
  • Kem dễ trôi nếu ra nhiều mồ hôi hay hoạt động mạnh ngoài trời, tiếp xúc với nước.

3. Trẻ em có nên dùng kem chống nắng hay không?

Theo Hiệp hội nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bắt đầu sử dụng được.

Vì làn da trẻ em khá nhạy cảm, nếu sử dụng nên dùng loại không kích ứng cho da và mắt, ít xuất hiện tình trạng dị ứng da ở trẻ.

Thường khuyến cáo các chống nắng thuần vật lý cho trẻ, có thể bổ sung thêm một số chất chống côn trùng đốt như DEET giúp bảo vệ trẻ.

4. Kem chống nắng như nào phù hợp với Phụ nữ có thai?

Phụ nữ có thai nên dùng kem chống nắng trong suốt thời kì mang thai, việc này sẽ giúp giảm nguy cơ rám má và độ nặng rám má sau sinh.

Trong thời kì mang thai da phụ nữ có thể nhạy cảm, khuyến cáo sử dụng chống nắng thuần vật lý.

Các chống nắng chứa thành phần hóa học như oxybenzone, octinoxate,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

 

Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD

Tài liệu tham khảo

[1] Chăm sóc da trọn đời (Tập 1) – Bác sĩ Hoàng Văn Tâm

[2] Jesus, A., Augusto, I., Duarte, J., Sousa, E., Cidade, H., Cruz, M. T., … & Almeida, I. F. (2022). Recent Trends on UV filters. Applied Sciences12(23), 12003.

[3] Egambaram, O. P., Kesavan Pillai, S., & Ray, S. S. (2020). Materials science challenges in skin UV protection: A review. Photochemistry and photobiology96(4), 779-797. [Link nghiên cứu Tiếng anh]