Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD
Thực tế cho thấy, ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây hại cho da. Do đó, kem chống nắng là một trong những bước chăm sóc da quan trọng nhất.
Ở nội dung phần 1, bài viết đã đề cập đến tổng quan các màng lọc chống nắng hiện nay, và các vấn đề xoay quanh để cụ thể hơn về chống nắng vật lý. Phần 2 này sẽ tiếp nối cụ thể hơn về chống nắng hóa học nhé!
1. Tổng quan về màng lọc chống nắng hóa học
Màng lọc chống nắng hóa học hay còn gọi là màng lọc chống nắng hữu cơ dựa trên cơ chế hấp thụ tia cực tím, để ngăn tia UV tiếp cận với da dưới tác động của các phản ứng hóa học, chuyển về bước sóng ít gây hại cho da trong các phân tử này.
Được chia thành 2 nhóm lớn: nhóm hấp thụ UVA và nhóm hấp thụ UVB. Đây là điểm khác biệt giữa chống nắng vật lý và chống nắng hóa học. Vì màng lọc chống nắng hóa học chỉ hấp thụ ánh sáng trong một dải bước sóng nhất định, trong khi chống nắng vật lý có thể phản xạ cả tia UVA và tia UVB.
Đối với những kem chống nắng sử dụng màng lọc chống nắng hóa học cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Ưu điểm
- Kem chống nắng có thể sử dụng hàng ngày hoặc layer nhiều lớp vì kết cấu mỏng, nhẹ, dàn trải trên da
- Sau khi sử dụng không để lại lớp vệt trắng trên da, dễ thấm vào da, không làm da bị bóng dầu
- Có thể kết hợp nhiều màng lọc hóa học khác nhau, nâng chỉ số SPF.
Hạn chế
- Có thể gây kích ứng với những làn da nhạy cảm nếu chỉ số SPF cao.
- Cần có thời gian thấm vào da nên phải bôi trước 15-20 phút trước khi ra ngoài trời hoặc tiếp xúc với ánh sáng.
- Cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai
2. Nhóm màng lọc chống nắng hóa học hấp thụ tia UVB
Salicylates
Gồm: Homomenthyl salicylate (homosalate), Ethylhexyl salicylat (octyl salicylate / octisalate), trolamin salicylat. Homosalate và octisalate là 2 màng lọc chống nắng hóa học được chấp thuận sử dụng Úc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ.
Các màng lọc hóa học này có khả năng chống UVB yếu. Tuy nhiên, các chất này khá an toàn cho da, khả năng dị ứng thấp, có thể kết hợp với các màng lọc UV khác để đạt yêu cầu về SPF.
Đồng thời, các thành phần này còn thường sử dụng để hòa tan các thành phần khó hòa tan khác trong kem chống nắng như benzophenones, tăng tác dụng ổn định và ngăn chặn sự phân hủy.
Cinnamates
Gồm: Octocrylen, Octyl methoxycinnamate (octinoxate), Ethoxyetyl p-methoxycinnamate (cinoxate).
Octinoxate là màng lọc hấp thụ tia UVB tốt nhất, được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỹ và trên toàn thế giới. Đây là thành phần hòa tan được trong dầu và không hòa tan trong nước nên phù hợp sử dụng trong các công thức kem chống nắng chống nước. Đồng thời, thành phần này khả năng gây dị ứng thấp.
Dẫn xuất của para – aminobenzoic acids (PABAs)
Gồm: PABA (Para – aminobenzoic acid), Padimate O (octyl dimetyl PABA), etyl hexyldimetyl PABA.
PABA là thành phần chống nắng sử dụng nhiều nhất vào những năm 1950 – 1960.
Các chất này không hòa tan trong nước và có khả năng tạo liên kết hydro chặt chẽ với tế bào sừng nên có thể sử dụng trong các kem chống nắng chống nước. Tuy nhiên chất này gây ố vàng và khả năng dị ứng cao. Ngoài ra cũng khá quan ngại về nguy cơ gây ung thư của hợp chất nên hiện nay ít được sử dụng.
Thành phần khác
Octyl triazone (Ethylhexyl triazone): đây là chất hấp thụ UVB. Hiện nay thành phần chống nắng này được chấp thuận ở Châu Âu và Úc, vẫn chưa được chấp thuận ở Nhật Bản và Mỹ. Chất này ổn định dưới ánh sáng.
3. Nhóm màng lọc chống nắng hóa học hấp thụ tia UVA
Benzophenones
Benzophenones là các dẫn xuất dibenzoylmethane thuộc nhóm ceton thơm, với khả năng hấp thụ UVA mạnh. Để hòa tan được chất này cần có nhiều chất dưỡng ẩm. Gồm:
- Oxybenzone (Benzophenone-3): chủ yếu hấp thụ UVA-2 do phổ hấp thụ 270-350 nm. Thành phần này còn có nguy cơ gây dị ứng cao. Người ta còn tìm thấy chất này trong máu và nước tiểu. Ngoài ra, còn có 1 số báo cáo rằng oxybezone có tác dụng phụ lên hệ nội tiết, và không nên sử dụng ở phụ nữ có thai.
- Avobenzone: có phổ hấp thụ 310-400 nm. Đây là màng lọc chống nắng hóa học duy nhất chống lại tia UVA-1. Tuy nhiên thành phần này không ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng nên thường kết hợp với các chất ổn định quang học octocrylene, bemotrizinol và bisoctrizole để tăng cường tính ổn định tổng thể của kem chống nắng.
Ecamsule
Có phổ hấp thụ rộng 290-390 nm nên hấp thụ chủ yếu UVA-2. Đây là chất không tan trong nước, ổn định dưới ánh sáng và mức độ hấp thu toàn thân thấp
4. Các vấn đề xoay quanh về màng lọc chống nắng hóa học và môi trường biển
Một số thành phần chống nắng hóa học đã bị cấm ở một số địa điểm (ví dụ: Hawaii, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ và Palau), do lo ngại về tác động tiêu cực đến các rạn san hô. Bao gồm các:
- Oxybenzone
- Octocrylene
- Octinoxate
- Avobenzone
Nhìn chung màng lọc chống nắng hóa học vẫn là một thành phần đáng cân nhắc khi sử dụng trong kem chống nắng
Về chúng tôi
Với một sản phẩm kem chống nắng sử dụng màng lọc hóa học, kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm, SPF 30. Phù hợp kể cả những làn da sau treatment hoặc các phương pháp xâm lấn đó là “Kem chống nắng BIOMATRIX CREAM SPF 30”
Thành phần:
- Uvinul easy – Hỗn hợp các màng lọc hóa học
- Soybean oil
- Macadamia oil
- Panthenol
Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD
Tài liệu tham khảo
[1] Chăm sóc da trọn đời (Tập 1) – Bác sĩ Hoàng Văn Tâm
[2] Jesus, A., Augusto, I., Duarte, J., Sousa, E., Cidade, H., Cruz, M. T., … & Almeida, I. F. (2022). Recent Trends on UV filters. Applied Sciences, 12(23), 12003.
[3] Egambaram, O. P., Kesavan Pillai, S., & Ray, S. S. (2020). Materials science challenges in skin UV protection: A review. Photochemistry and photobiology, 96(4), 779-797. [Link nghiên cứu Tiếng anh]
[4] Vainio, H., & Bianchini, F. (2001). Chemical and physical characteristics of sunscreen constituents. IARC Handb. Cancer Prev, 5, 17-21.
[5] https://dermnetnz.org/topics/topical-sunscreen-agents